Khu chung cư cũ của Công ty Cổ phần In Phúc Yên tại phường Trưng Trắc và khu nhà 8T, phường Xuân Hòa (TP Phúc Yên) đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho cư dân. Tuy nhiên, việc giải quyết xử lý đối với các chung cư này đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng các nhà chung cư cũ trên địa bàn, đặc biệt là chung cư cũ được đánh giá cấp D (cấp nguy hiểm).
Tại Chương trình phát triển đô thị TP. Hà Nội giai đoạn đến năm 2035, UBND TP. Hà Nội đặt mục tiêu tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2035 toàn thành phố đạt khoảng 60-70%. Giai đoạn đến năm 2035 trung bình đạt khoảng 28m2 sàn/người, trong đó ưu tiên đầu tư tái thiết nhà chung cư cũ, nhà ở xã hội.
Khu tập thể A7, A8 Vạn Mỹ (Hải Phòng) đang được công an và các đơn vị chức năng gấp rút di dời người dân, vận chuyển tài sản đến nơi an toàn. Những khu nhà này có nguy cơ đổ sập sau bão số 3.
Điểm đ, Khoản 1, Điều 63 Luật Nhà ở 2023 quy định rằng các chủ đầu tư thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư sẽ được hưởng các cơ chế ưu đãi về thuế, tín dụng, và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
Đã hơn 20 năm từ khi TP Hà Nội có chủ trương cải tạo chung cư cũ nhưng đến nay việc triển khai vẫn rất chậm. Trong khi đó các khu nhà ngày một xuống cấp, gây mất an toàn cho người dân.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng đã yêu cầu 476 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu di chuyển ra khỏi chung cư cũ ở Nam Định.
Ứng phó với bão số 3, Công ty đường sắt Hà Nội có thể tạm dừng hoạt động 2 tuyến metro, còn quận Ba Đình chỉ đạo các phường lên phương án di dời dân khỏi chung cư cũ, Công ty Thoát nước Hà Nội huy động 1.000 công nhân trực 24/24 giờ.