Kể từ năm 2025, Việt Nam sẽ thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon, đây là thị trường rất nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào vì tiềm năng vô cùng lớn.
Việt Nam là quốc gia có dự án làm lúa chất lượng cao phát thải thấp quy mô lớn nhất thế giới. Còn Ghana lại là nước bán được tín chỉ carbon lúa sớm nhất trên thế giới. Quốc gia ở Tây Phi này cũng đang nhập khẩu lượng gạo lớn của nước ta.
Liên quan đến chi trả tiền thí điểm tín chỉ carbon lúa ở ĐBSCL theo đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp, Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi phê duyệt tổng kinh phí 33,3 triệu USD và có thể tăng lên đến 40 triệu USD.
Với vai trò đối với sinh thái và môi trường, cỏ biển được đánh giá có giá trị lên tới 212.000 USD/ha mỗi năm. Nhìn thấy tiềm năng to lớn này, Quảng Trị muốn nghiên cứu và khai thác tín chỉ carbon của các thảm cỏ biển.
Diện tích trồng rong biển của nước ta có thể đạt trên dưới 1 triệu ha. Đây là kho tài nguyên mới khổng lồ, bởi ngoài làm nguồn nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm,... rong biển còn bán được tín chỉ carbon với giá cao.